1. Nơi chỉ người đọc sách mới có thể chạm tới
Internet đang “bá chủ” cuộc sống của người hiện đại và chúng ta có cần thiết phải đọc sách hay không? Cuốn sách “Nơi chỉ người đọc sách mới có thể chạm tới” của tác giả Takashi Saito sẽ giúp bạn nhận ra rằng: Đọc chính là cách mà loài người làm cho trí tuệ tiến triển không ngừng, làm phong phú trí tưởng tượng và nâng tầm nhân cách.
“Nơi chỉ có người đọc sách mới có thể chạm tới” nhấn mạnh trải nghiệm thông qua đọc sách. Nếu trước nay bạn chỉ lờ mờ cảm nhận được tầm quan trọng của đọc sách, thì sau khi đọc tác phẩm này bạn sẽ nhận ra đọc sách có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời của một người như thế nào.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn khám phá cách đọc để làm gia tăng sự sâu sắc, làm sâu sắc năng lực tư duy, làm sâu sắc nhân cách, làm sâu sắc nhân sinh và cách đọc những cuốn sách khó.
“Nhân sinh chỉ có một lần”, nên con người không thể sống cuộc đời người khác. Gia tăng trải nghiệm bản thân là cách để bạn sống một đời trọn vẹn. Hãy để cuốn sách này và nhiều cuốn sách khác mang đến những điều ý nghĩa cho bạn cả ở hiện tại và tương lai
2. Lịch sử của sách
Sách là vật phẩm văn hóa quan trọng nhất của lịch sử loài người. Sự tiến hóa của chúng song hành với tiến hóa của lịch sự nhân loại. Trong lịch sử 5.000 của sách, không chỉ có việc con người tạo ra các loại thư tịch mà bản thân sự tiến hóa của sách đã tham gia thúc đẩy thay đổi xã hội loài người.
Cuốn sách “Lịch sử của sách” – tác giả James Raven là bức tranh mô tả toàn diện lịch sử 5.000 năm của sách, từ tấm bảng đất nung của người Sumer tới kho sách điện tử khổng lồ eBookstore của Google, từ tiệm sách Hookham ở London tới “đế chế xuất bản toàn cầu” như Springer Nature ở Đức. Cuốn sách là câu chuyện về cách con người đọc và viết, trang trí, gia công, sản xuất, lưu hành, tiếp nhận, lưu giữ và biến các dạng thức khác nhau của sách trở thành đối tượng của nhiều ngành kinh tế mới. Lịch sử 5.000 năm của sách hòa vào dòng chảy lịch sử của đế chế, chiến tranh, nô lệ, nhà thờ, in ấn hàng loạt, khám phá hàng hải, khai sáng, cách mạng, chủ nghĩa dân tộc, thuộc địa và giải thuộc địa, toàn cầu hóa.
Trong dòng chảy sôi động và đầy bất ngờ đó, sử gia James Raven chỉ ra những khía cạnh phong phú nảy sinh từ sự phổ biến của sách, thư viện và các thực hành đọc: đọc sách và tinh thần tự do, “các quý ông sưu tầm sách”, sách với phổ cập giáo dục, kiến tạo nền “văn hóa của sách in”, thư viện như là không gian sáng tạo tri thức, sách in định hình bản dạng của cộng đồng… “Lịch sử của sách” do đó, đồng thời là câu chuyện tiến hóa của xã hội và trí tuệ con người.