GIỚI THIỆU NỘI DUNG
Cuốn sách “Văn hóa giảng đường – Một cẩm nang học tập tại đại học’ là một cẩm nang hữu ích và cần thiết giúp sinh viên có góc nhìn tổng quan về văn hóa giảng đường đại học. Đồng thời, sách cũng cung cấp các kiến thức về kỹ năng học tập tại đại học: kỹ năng nghe giảng, kỹ năng đọc, làm việc nhóm/tham gia thực hành/hội thảo, tư duy phản biện, khai thác nguồn tri thức, kỹ năng viết luận, thể hiện cá tính trong việc trình bày các nội dung học tập,…
Cuốn sách bao gồm 25 chương, chia thành 5 phần.
- Phần 1: Giới thiệu về văn hóa học tập tại đại học
- Phần 2: Học tập tại trường đại học
- Phần 3; Trau dồi tư duy
- Phần 4: Thể hiện giọng của mình và tham khảo giọng của các tác giả khác
- Phần 5: Viết học thuật
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Jean Brick có kinh nghiệm hơn 25 năm trong việc giảng dạy và nghiên cứu giao tiếp học thuật. Bà đã làm việc tại Úc, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Kiribari, Tonga, Sri Lanka và Maldives với các học sinh có trình độ và nền tảng đa dạng.
Các nghiên cứu của bà tập trung vào giao tiếp trong học thuật, đặc biệt là trong các ngành khoa học, và việc sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ trong lịch sử. Bà là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có China: A Handbook in Intercultural Communication (ấn bản lần 2, 2004).
Maria Herke là giảng viên kỳ cựu và nghiên cứu viên của Khoa Ngôn ngữ, Đại học Macquarie, Sydney, Úc. Hướng nghiên cứu chính của bà là các chiến lược giao tiếp trong các bối cảnh ngành nghề đa dạng, bao gồm cả trong môi trường học thuật. Maria đã trình bày nhiều nghiên cứu của mình tại các hội thảo quốc tế và có nhiều bài báo cùng sách được xuất bản. Bà tham gia giảng dạy ngôn ngữ học và dạy viết hàn lâm cho sinh viên, nghiên cứu sinh và học viên cao học.
Deanna Wong giảng dạy ngôn ngữ và giao tiếp học thuật tại Đại học Macquarie, Sydney, Úc. Bà đặc biệt quan tâm tới việc những đặc trưng trong giao tiếp bằng văn bản và lời nói đã được thay đổi để phù hợp với việc giao tiếp trực tuyến. Các nghiên cứu và công bố của bà tìm hiểu sâu về giao tiếp trực tuyến và các tương tác trực tiếp sử dụng phương pháp ngữ học khối liệu [corpus linguistic methodology].