fbpx

[Thethaocuocsong] Về sự xa rời văn hóa đọc của người trẻ, có cần phải quá bi quan?

Đánh giá bài viết

Văn hóa đọc ở Việt Nam nói chung và người trẻ Việt nói riêng luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Nói về chủ đề này trong tọa đàm ra mắt sách “Nơi chỉ người đọc sách mới có thể chạm tới”, Nguyễn Quốc Vương chia sẻ: “Chúng ta hiện đang thiếu những cuộc điều tra khách quan được thực hiện trên diện rộng về văn hóa đọc của thanh niên Việt Nam.

Bi kịch muôn đời của người Việt là không thể lan tỏa được từ nhóm nhỏ ra cộng đồng lớn. Phải đến các trường phổ thông xem thư viện hoạt động ra sao, cha mẹ nông thông quan tâm đến việc đọc sách của con trẻ như thế nào mới thấy được thực trạng của văn hóa đọc trong nước. Số lượng nhà xuất bản, các đầu sách đã phát hành trong nước là quá nhỏ so với số dân biết chữ. Vậy ai sẽ là người bắc cây cầu từ nhóm thiểu số yêu đọc ra với công chúng quảng đại?”.

Không chỉ chia sẻ quan điểm về văn hóa đọc của người trẻ Việt Nam, Nguyễn Quốc Vương còn đặt vấn đề về sự tồn tại và phát triển của sách trong kỷ nguyên số: “Dân tộc ta không trải qua giai đoạn trưởng thành về văn hóa đọc trước khi công nghệ thông tin xuất hiện. Vì thế, các hành vi sử dụng Internet đang chưa thực sự khai thác được hết nguồn tài nguyên vô giá này. Internet có thể vừa là biển vừa là bãi rác. Sách chính là nền móng vững chắc cho mọi sự phát triển. Sách và Internet tồn tại cộng sinh, bổ sung và hỗ trợ tốt cho nhau”.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây: Có nên bi quan quá mức về sự xa rời văn hóa đọc của người trẻ?
Có nên bi quan quá mức về sự xa rời văn hóa đọc của người trẻ?
Hiền Trang chia sẻ về tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống của cô
Sự kiện ra mắt sách Nơi chỉ người đọc sách mới có thể chạm tới
Vấn đề văn hóa đọc của người trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ công nghệ số đã, đang và sẽ luôn là chủ đề bàn luận thu hút sự chú ý của công chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *